Hỗ trợ trực tuyến
Bộ phận kinh doanh
024 7301 2134
Vũ Hồng Nhung

Vũ Hồng Nhung

kd03@nanosoft.vn

0971 832 688

Liên hệ với tôi qua:

Nguyễn Minh Thắng

Nguyễn Minh Thắng

thangnm@nanosoft.vn

0914 633 643

Liên hệ với tôi qua:

Dương Thanh Hoàng

Dương Thanh Hoàng

hoangdt@nanosoft.vn

094 326 5668

Liên hệ với tôi qua:

Đinh Văn Định

Đinh Văn Định

dinhdv@nanosoft.vn

081 263 8888

Liên hệ với tôi qua:

Mr Quang Hạnh

Mr Quang Hạnh

hanhcv@nanosoft.vn

0914 322 282

Liên hệ với tôi qua:

Bộ phận hỗ trợ
1900 4757
Support 24/7

Support 24/7

support@nanosoft.vn

1900 47 57

Liên hệ với tôi qua:

Hotline: 081 263 8888
Email: info@nanosoft.vn

12 kỹ năng giao tiếp cần thiết trong kinh doanh

Cập nhật: 20/07/2018
Lượt xem: 3366
1. Lắng nghe ý kiến của khách hàng
 
Đương nhiên rồi, đây là kỹ năng đầu tiên cần phải tuân thủ trong nghề kinh doanh, điều này giúp chúng ta cải thiện dịch vụ của chúng ta trong tương lai. Mọi người thường có ấn tượng không tốt với những ai chỉ biết giải quyết các lời phàn nàn mà không thực sự lắng nghe những gì họ nói. Khi bạn thực sự lắng nghe khách hàng, họ sẽ thấy thoải mái và dễ chịu, bởi lẽ, sự lắng nghe chân thành là khá hiếm hoi.
 
Lắng nghe tạo cho khách thấy bạn tôn trọng, đánh giá cao họ và quan tâm đến họ.
 
2. Nhớ tên khách hàng
 
Xưng tên cá nhân là một trong những âm thanh ngọt ngào nhất mà khách hàng muốn được nghe từ bạn. Đây là một mẹo nhỏ để chiếm được cảm tình từ phía khách hàng. Việc xưng hô bằng tên riêng trong cuộc nói chuyện với khách hàng sẽ cho thấy bạn nhìn nhận họ với tư cách một cá nhân nói riêng chứ không phải đối tượng khách hàng chung chung, qua đó thể hiện sự tôn trọng của bạn với khách hàng.
 
Hãy dùng tên riêng của họ khi bạn nói lời chào hỏi, cảm ơn, tạm biệt... để làm cho bầu không khí trở nên nhẹ nhàng, thân thiện hơn. Tuy nhiên, bạn đừng sử dụng tên riêng của khách hàng một cách quá thường xuyên bởi vì nó có thể khiến khách hàng khó chịu, cần phải hiểu lúc nào là hợp lý, cái gì quá cũng không tốt.
 
3. Nụ cười
 
Duy trì dịch vụ khách hàng với nụ cười trên khuôn mặt dường như là cái gì đó hơi rập khuôn. Tuy nhiên nếu bạn muốn khách hàng yêu thích dịch vụ của bạn, hãy thực hiện nó với một nụ cười chân thật. Một nụ cười chân thật sẽ khiến khách hàng cảm thấy họ được chào đón, an tâm hơn và để lại trong lòng khách hàng một cảm giác nồng ấm.
 
Nụ cười có tác dụng to lớn như vậy, nhưng cười phải đúng lúc. Tuy nhiên, việc gặp nhiều khách hàng trong ngày có thể khiến bạn thấy khó khăn khi cứ phải cười, khi đó, hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp, đến những hợp đồng sắp được ký, bạn sẽ có thêm động lực. 

 
4. Để khách hàng thấy họ quan trọng
 
Để làm được điều này, bạn cần luôn sẵn sàng lắng nghe và để khách hàng thấy rằng họ quan trọng. Không nên tỏ ra sẵn sàng tranh luận, cướp lời, khẳng định hơn thiệt với khách hàng khi xảy ra những điều phàn nàn của khách. Việc cần thiết, và là nhiệm vụ của bạn là phải lắng nghe, cảm ơn và tìm cách khắc phục thiếu sót ngay sau đó nếu có thể.
 
Coi trọng ý kiến của khách hàng, đừng bao giờ nói họ lầm lẫn. Hãy để cho họ nói thoả thích những cái mà họ muốn nói.
 

 
5. Tôn trọng khách hàng
 
“Tôi có thể giúp gì cho Anh/chị?” chứ không phải “Anh/chị cần gì”. Tiếp đó, hãy luôn cười nói thật tâm chứ không đón khách bằng thái độ lạnh nhạt. Giải đáp đầy đủ thắc mắc, khiếu nại của họ chứ không phải làm lơ. Và hãy luôn luôn phải giữ thể diện cho khách hàng, không được có sự đối xử phân biệt. Nếu không, rất có thể bạn sẽ bị mất đi cơ hội bán hàng đấy.
 
6. Quan tâm 
 
Việc này đi nguợc lại chính sách của chúng tôi”. Khách hàng không muốn giao dịch với những người quan liêu, cứng nhắc, nên người phục vụ cần nhã nhặn tìm hướng giải quyết linh hoạt trong chừng mực có thể. Hãy nhớ: “đừng để khách hàng thất vọng”.
 
Đó không phải là công việc của tôi. Trong trường hợp này, nên nói: “Tôi biết người có thể giúp ông/bà giải quyết vấn đề này. Tôi sẽ giới thiệu ông/bà với người đó”.
 
“Tôi chỉ làm việc ở đây thôi” Câu nói rập khuôn này tôi thường được nghe ở hầu hết các nhân viên phục vụ bàn sau khi món ăn đem ra không đúng yêu cầu. Bằng vài từ tồi tệ này, một nhân viên đã cho biết nõi đó không có lòng nhiệt tình, hăng hái, quan tâm tới khách và nhân viên không sẵn lòng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
 
81% khách hàng từ bỏ nếu họ cảm thấy rằng đối phương không có thiện chí giúp đỡ hoặc không chú ý đến nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: Khách hàng muốn mua một chiếc xe tiêu tốn ít nhiên liệu và có kích cỡ nhỏ để tiện đi trong thành phố vốn đã rất chật chội, nhưng suốt buổi họ toàn được nghe người bán hàng “thao thao bất tuyệt” về những thế mạnh của chiếc xe cồng kềnh.
 
7. Giúp đỡ khách hàng 
 
Hãy để tôi giúp bạn một tay. Dù chỉ là giúp đỡ khách mang hàng ra xe hay đơn giản là mở cửa giúp người đang mang hàng nặng trên tay thì một thông điệp rõ ràng đó là bạn sẵn sàng giúp đỡ họ và ấn tượng này sẽ hằn sâu vào tâm trí khách hàng. Và tất nhiên, nó sẽ khiến họ quay trở lại với bạn vào lần sau. Thông tin cho khách các dịch vụ khác mà khách quan tâm nếu bạn có thể.
 
8. Kiên định quan điểm
 
Không nên gió chiều nào che chiều ấy mà cần phải học cách nói lời của chính mình. Nhưng cũng không được phản bác quan điểm của người khác mà đề xuất các phương án giải quyết hợp lý.

 
9. Đừng tranh luận với khách hàng
 
Cần bình tĩnh nói, tránh biến cuộc nói chuyện thành cuộc thi hùng biện.
 
10. Hiểu rõ thông điệp của khách hàng
 
Hãy nhớ rằng những gì người khác nói và những gì chúng ta nghe có thể hoàn toàn khác nhau! mọi sự chắt lọc, giả định, phê phán cũng như tin tưởng mang màu sắc cá nhân của chúng ta có thể sẽ bóp méo những gì chúng ta nghe được.
 
Bạn nên gợi lại hoặc tổng hợp lại những gì người khác nói để chắc chắn mình đang hiểu được vấn đề. Hãy nhắc lại những gì bạn cho rằng mình đang nghe được và hỏi ‘Tôi có hiểu đúng bạn không nhỉ?’ Nếu bạn thấy mình bị động chạm bởi những gì người khác vừa nói thì hãy nói như vậy, sau đó hãy hỏi thêm để hiểu rõ vấn đề: ”Có thể tôi không hiểu đúng ý bạn và đã cảm thấy bị xúc phạm bởi điều bạn vừa nói. Tôi cho rằng những gì bạn vừa nói có nghĩa là XXX; có đúng ý bạn là như vậy không?”
 
11. Khuyên người khác
 
Đừng đưa ra lời khuyên trừ phi người ta hỏi bạn. Điều này có thể sẽ rất khó thực hiện, nhất là khi chúng ta thấy rõ rằng ý tưởng của mình sẽ có lợi cho người đó.
 
Thay vì nói ”Bạn nên làm thế này”, bạn nên sử dụng một số cách nói khác thể hiện rõ sự tôn trọng của mình, ví dụ như ”một cách khá khả thi là..” hoặc ” có một cách đã giúp tôi trong trường hợp tương tự như thế này là X. Nếu bạn nghĩ nó sẽ giúp ích được cho bạn thì tôi rất vui lòng chia sẻ với bạn điều đó”.
 
12. Đặt mình vào vị trí khách hàng
 
Bạn hãy tìm ra một điểm tương đồng thay vì chỉ chăm chăm vào sự khác biệt giữa bạn và người khác. Điều gì có thể khiến cả hai người cùng thích thú (ví dụ như việc gỡ rối một vấn đề nào đó)? Một cách để bắt đầu khám phá ra điểm tương đồng chính là việc chia sẻ các quan điểm của mình. Ví dụ, ban có thể nói: tôi thấy sản phẩm này rất phù hợp với anh/chị, nếu anh/chị sử dụng nó chắc chắn sẽ thấy hài lòng.
Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfLKUaRdZ9gClgxwRPKy9C7QY6P3sdpnwAfKkZgMpHxAdLb0A/viewform
Support
Hãy gọi tới số 1900 4757 chúng tôi có đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ bạn xử lý mọi sự cố phát sinh 24/7.
Hotline
081.263.8888 - 0914.633.643 - 1900 4757 Hãy gọi chúng tôi để được tư vấn cụ thể về các giải pháp
Email
Hãy gửi yêu cầu của bạn tới địa chỉ Email: info@nanosoft.vn. Chúng tôi sẽ giải quyết và phản hồi một cách nhanh nhất.
[A]: Số 2 C9B Tô Hiệu - Nghĩa Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
[O]: Số 1 ngách 163/8 Nguyễn Khang, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
[T]: 1900 4757 - Fax: 024 7301 2134
[W]: www.nanosoft.com.vn - [E]: info@nanosoft.vn
Thông tin liên hệ các bộ phận
Bộ phận kinh doanh
024 7301 2134
Bộ phận hỗ trợ
1900 4757
Thành viên của các tổ chức
Dun
Hệ thống đối tác
Công ty sáng tạo việt
Liên hệ với chúng tôi
© Bản quyền thuộc về Nanosoft.com.vn -
Phiên bản mobile