Ngày 30/12/2016, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 46/2016/TT-BYT quy định về Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Theo đó:
Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày là cơ sở để thực hiện chế độ, quyền lợi cho người lao động theo quy định của Luật BHXH
Mã bệnh và tên bệnh trong Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được quy định như sau:
Các bệnh trong Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được gán mã bệnh theo Phân loại quốc tế bệnh tật (ICD-10) có mã bệnh 3 và 4 ký tự (gồm số và chữ). Các bệnh có mã 4 ký tự thuộc nhóm bệnh có mã bệnh 3 ký tự.
Một số bệnh chưa được gán mã bệnh theo phân loại quốc tế bệnh tật (ICD-10) thì thống nhất xác định tên theo chẩn đoán bệnh.
Một số bệnh trong Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày như:
Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng như: Nhiễm Amip dai dẳng (ở ruột và gan), tiêu chảy kéo dài,...
Bướu tân sinh (Neoplasm) như: Bệnh ung thư các loại, U xương lành tính có tiêu hủy xương,..
Bệnh tâm thần: mất trí trong bệnh Alzheimer, mất trí tuệ trong các bệnh lý khác được xếp loại ở chỗ khác....
Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản như: Chửa trứng, biến chứng sau xảy thai, chửa trứng, chửa ngoài tử cung....
Thông tư 46/2016/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017.
Kể từ ngày 01/03/2017 bãi bỏ Phụ lục I về danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BYT ngày 12/05/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BHXH thuộc lĩnh vực y tế.
Dowload chi tiết nội dung Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y Tế.