Như ở bài viết trước, chúng tôi đã đưa ra một số lưu ý cho các chủ Spa khi lựa chọn phần mềm quản lý. Những sai lầm thường gặp mà chúng tôi nhận thấy khi tư vấn sử dụng phần mềm cho khách hàng khiến cho họ gặp không ít khó khăn khi đưa phần mềm vào sử dụng trực tiếp. Kỳ này, chúng tôi đưa ra thêm một vài trường hợp nữa, mục đích giúp các chủ đầu tư có cái nhìn sáng suốt hơn khi lựa chọn phần mềm quản lý Spa
1. Chỉ nhìn những khó khăn trước mắt
Chủ Spa hoặc những người được giao nhiệm vụ tìm hiểu phần mềm nhiều khi không quan tâm tới kế hoạch, nhiệm vụ phát triển trong tương lai mà chỉ nhìn vào những vấn đề hiện tại để lựa chọn phần mềm. Ví dụ như hiện tại có một Spa nhưng trong thời gian tới có thêm một hoặc nhiều Spa nữa thì vấn đề tổng hợp dữ liệu của chuỗi Spa, phần mềm hiện tại có đáp ứng được không? Khi đó, há chẳng phải mất công đi tìm hiểu lại từ đầu một phần mềm khác, vừa mất công mất sức lại thêm tốn kém hay sao? Một phần mềm quản lý phù hợp với yêu cầu hiện tại lại có khả năng mở rộng, nâng cấp về lâu dài là một lựa chọn tối ưu.
2. Chọn phần mềm na ná phần mềm cũ
Trong suốt nhiều năm triển khai phần mềm trên cả nước, không ít lần chúng tôi nhận được ý kiến của khách hàng, đại loại như: sao phần mềm này không giống cái cũ? Dùng phần mềm này thế nào, tôi chả quen.... Họ phàn nàn vì "nhìn lạ thế" mà quên mất rằng tại sao họ lại bỏ phần mềm cũ.
Kết quả là sau một thời gian được hướng dẫn tỉ mỉ những khách hàng đó vô cùng hài lòng bởi những yêu cầu đã được đáp ứng. Những lời phàn nàn ban đầu không phải chê phần mềm mới không tốt, mà do tâm lý ngại đổi mới, ngại học hỏi, chỉ muốn thấy cái "quen" mà quên mất sao lại bỏ cái "quen" ấy. Bao giờ cũng thế, luôn cần một khoảng thời gian để thích nghi với cái mới, rồi tiếp đó mới thấy được những lợi ích của phần mềm mới mang lại.
3. Đặt kỳ vọng quá nhiều
Nhiều chủ Spa thường hay đặt ra một kỳ vọng quá lớn, mong muốn mọi thứ đều được xử lý hoặc tự động hóa trong phần mềm. Ví dụ như cần phải hạch toán kế toán, cần phải tính lương tự động,... để đáp ứng các yêu cầu trên thì cần sử dụng một giải pháp khác không phải phần mềm quản lý Spa thông thường hoặc cần phải tích hợp với các giải pháp chuyên dụng để đáp ứng yêu cầu trên. Trên thực tế, phần mềm quản lý Spa có thông minh tới đâu thì cũng chỉ là một công cụ hỗ trợ cho việc quản lý chứ không thể thay thế được sức lao động của con người.
4. Quá tin tưởng vào những lời hứa hẹn của nhà cung cấp
Khi giới thiệu phần mềm, tư vấn của nhà cung cấp thường hứa rất nhiều thứ, rằng cái này chưa có nhưng khi triển khai chính thức bên em sẽ tùy chỉnh miễn phí cho anh chị hay một phần mềm giá rất rẻ nhưng cam kết bảo hành miễn phí với thời hạn rất dài, thậm chí là trọn đời hoặc giá chuẩn của bên em là như vậy nhưng em có thể giảm giá xuống còn 40%. Tại sao tư vấn của nhà cung cấp hoặc nhà cung cấp lại làm như vậy? Vì đây có thể là những nhà cung cấp chộp giật, có sự phát triển không mang tính dài hạn chỉ hứa và đưa ra chính sách như vậy nhằm có được hợp đồng sau đó sẽ tính tiếp. Cách làm này làm tốn tài nguyên thời gian, tiền bạc của người mua một cách vô ích. Các bạn thử đặt ra một câu hỏi nếu một phần mềm giá rẻ và được bảo hành trọn đời, nhà cung cấp đó có tới chừng một nghìn khách hàng thôi thì điều gì sẽ xảy ra?