Để mở được 1 phòng khám thì dễ nhưng để duy trì và phát triển được nó lại cần rất nhiều yếu tố khác nhau. Với kinh nghiệm gần 10 năm cung cấp các giải pháp quản lý y tế cho bệnh viện, phòng khám. Chúng tôi rút ra được 5 yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của 1 phòng khám, đó là:
1. Nhân sự y khoa
Việc đáp ứng được nhân sự làm việc tại phòng khám mới triển khai hay phòng khám lâu năm đều đau đầu cho lãnh đạo phòng khám, bệnh viện. Vì nếu thuê bác sỹ chất lượng thì giá thuê rất cao, dẫn đến thu không đủ chi và phòng khám sẽ phá sản sớm. Còn nếu thuê bác sỹ, thậm chí y sỹ chỉ để duy trì khám bệnh thì chất lượng chuyên môn giảm, mất uy tín với bệnh nhân và phòng khám cũng sẽ không đủ kinh phí để hoạt động.
Trên thực tế chứng minh rằng, đa số các phòng khám nhỏ chủ đầu tư là bác sỹ chuyên môn thì phòng khám duy trì tốt và có thu nhập ổn định, hoặc các PKĐK mà chủ phòng khám có quan hệ tốt với các bác sỹ sẽ có lượng bệnh nhân ổn định và thu nhập tốt. Các phòng khám do chủ đầu tư không phải bác sỹ thường có hiệu suất kém hơn, hoặc phải bù tiền từ mảng kinh doanh khác cho mảng khám chữa bệnh, hoặc cho thuê bớt mặt bằng kinh doanh...
Như vậy nếu không chuẩn bị đủ cơ số bác sỹ cần thiết bạn nên xem lại kế hoạch mở phòng khám của mình. Phòng khám quá phụ thuộc vào 1 bác sỹ thì nguy cơ thất bại rất cao.
2. Địa điểm kinh doanh
Đa số hiện nay các phòng khám mở gần bệnh viện từ cấp huyện tới cấp TW. Vì sao vậy? Đây có phải là yếu tố địa lợi? Hay lý do nào khác? Theo cá nhân tôi các phòng khám này tận dụng được chính nhân lực dư thừa ngoài giờ của các bệnh viện nhà nước. Tranh thủ lúc các bệnh viện nhà nước quá tải, người bệnh mệt mỏi với sự chờ đợi. Họ chấp nhận khám ngoài tư nhân và các phòng khám luôn quảng cáo rằng đội ngũ y bác sỹ đều đang làm việc tại các bệnh viện gần đó. Các bạn có thể thấy các phố khám chữa bệnh như khu Giải Phóng gần bệnh viện Bạch Mai, Khu phố viện 103, phố khám chữa bệnh tại quận 5 HCM. Địa điểm gần các bệnh viện lớn kết quả cận lâm sàng cũng tốt hơn là các phòng khám xa các bệnh viện.
Trên thực tế có nhiều vùng miền thiếu phòng khám, vì nhà đầu tư không triển khai cơ sở y tế. Cũng không thấy phòng khám tư nhân nào mở cạnh bệnh viện tư. Tôi hiểu rằng các phòng khám tư sẽ không thể cạnh tranh nổi, vì bệnh viện tư nhân họ đầu tư nghiêm túc hơn.
3. Đối tượng khách hàng
Đa số các phòng khám chưa quan tâm tới đối tượng khách hàng của mình là bình dân hay người có tiền. Về kinh doanh thì phải khảo sát được túi tiền của người tiêu dùng, họ sẽ tiêu bao nhiêu tiền mỗi năm cho khám chữa bệnh, và mỗi năm đi khám bao nhiêu lần. Đa số khách hàng bị bệnh nặng mới đi khám, thậm chí rất nặng mới khám. Và họ thường chọn các cơ sở có trang thiết bị bình thường, mức thu rẻ, chất lượng chuyên môn thấp, kết quả cận lâm sàng trung thực kém.
Khách hàng có tiền thường lại có quan hệ tốt, hoặc dùng tiền để quan hệ với bác sỹ, gặp được các bác sỹ tại bệnh viện lớn, ngay trong giờ hành chính mà ít phải xếp hàng. Hoặc chọn các bệnh viện tư nhân lớn để khám chữa bệnh, tốn tiền nhưng an tâm hơn.
4. Trang thiết bị phù hợp
Đối với bệnh viện tư nhân, các trang thiết bị thường được đầu tư tốt, nhưng chưa chắc đã có hiệu quả tốt. Cũng giống như việc thuê một bác sỹ giỏi thì phải trả rất nhiều tiền. Các trang thiết bị y tế hiện đại từ các nước G7 thường không hề rẻ, và có những bệnh viện rất ít bệnh nhân so với cơ sở hoành tráng của mình. Thậm chí với việc thiết bị khai thác thiếu hiệu suất cũng dẫn tới giảm tuổi thọ và chất lượng của trang thiết bị.
Các phòng khám tư nhân thường đầu tư hạn chế hơn, các thiết bị từ Hàn Quốc, TQ, TBYT cũ, TBYT lắp ráp tại VN được sử dụng thường xuyên hơn. Nổi bật nhất với ngành răng hàm mặt, gần như tất cả các phòng khám mới đều sử dụng ghế TQ trên toàn lãnh thổ VN. Rất khó khăn để tìm được ghế nha của các nước G7 tại VN.
Chất lượng của các máy này thường thấp hơn so với sản phẩm của các nước G7. Nhưng hệ số an toàn rủi ro đầu tư thấp hơn hẳn với với việc đầu tư máy mới của Nhật, Mỹ. Và đây vẫn là hướng đầu tư chủ yếu trong tương lai.
Việc lựa chọn nhà cung cấp cũng cần được quan tâm đối với nhà đầu tư, vì có nhà cung cấp uy tín, nhà cung cấp không uy tín. Thậm chí khi trang thiết bị gặp sự cố thì nhà cung cấp lại bỏ của chạy lấy người. Hiện tượng này vẫn còn rất phổ biến trong thị trường kinh doanh TBYT tại VN.
5. Quản lý chuyên nghiệp
Bệnh nhân tìm đến các phòng khám/bệnh viện tư và chấp nhận bỏ ra số tiền cao hơn tại các bệnh viện công luôn mong muốn một dịch vụ chất lượng và chế độ chăm sóc chuyên nghiệp. Đã qua rồi cái thời ghi ghi, chép chép thông tin bệnh nhân, lưu hồ sơ bệnh án, quản lý vật tư tiêu hao...bằng 1 đống giấy tờ phức tạp. Thay vào đó, bạn có thể kiểm soát toàn bộ quy trình khám chữa bệnh trên 1 phần mềm duy nhất.
Phần mềm quản lý phòng khám của Nanosoft với đầy đủ các tính năng dành cho các phòng khám chuyên khoa, đa khoa với tất cả các nghiệp vụ quản lý: tiếp đón bệnh nhân, thu ngân, khám bệnh, chỉ định các dịch vụ CLS, trả kết quả CLS, khám chữa bệnh cho bệnh nhân là đối tượng bảo hiểm y tế, quản lý dược – vật tư y tế, hệ thống báo cáo tổng hợp theo doanh thu, theo dịch vụ, theo người thực hiện, theo chuỗi phòng khám..
Việc ứng dụng CNTT vào quản lý khám chữa bệnh giúp phòng khám của bạn trở nên văn minh, hiện đại hơn, tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm thời gian chờ đợi giúp bệnh nhân hài lòng về phòng khám hơn.