1. Sơ cứu đột quỵ bằng kim là như thế nào?
Sơ cứu đột quỵ bằng kim là cách xử lý khi gặp một người có tình trạng như: khó nói, co giật. khó uống nước. méo miệng… Bằng cách cách dùng một chiếc kim nhỏ đâm lên đầu các ngón tay, ngón chân người bị bệnh và nặn ra 1-2 giọt máu từ vị trí châm kim. Tiếp túc châm kim vào 1 bên dái tai người bệnh mỗi bên 2 mũi cho tới khi có máu nhỏ giọt xuống thì bệnh nhân sẽ tỉnh lại.
Nhiều người nói rằng phương pháp nãy có thể cứu người bệnh bị đột quỵ tình lại, vượt qua nguy hiểm và về trạng thái bình thường.
Phương pháp xử lý nhanh khi bị đột quỵ bằng châm kim có thật không?
Nhỏ máu ở vị trí châm kim có thật sự cứu được người bị đột quỵ như "truyền thuyết"
2. Thực hư của sơ cứu đột quỵ bằng kim dưới góc nhìn Y học
Cách sơ cứu đột quỵ bằng kim có nên làm không? Theo giới chuyên môn, phương pháp sơ cứu đột quỵ bằng kim là hoàn toàn sai và không có bất cứ cơ sở khoa học nào.
Thực chất, các triệu chứng như: khó uống nước, co giật, sùi bọt mép… được kết thúc bằng cách châm kim là biểu hiện của những cơn động kinh. Các triệu chứng này giống như bị tai biến làm nhiều người hiểu lầm và có thể từ từ hồi phục mà không cần áp dụng bất cứ biện pháp sơ cứu nào khác.
Đột quỵ là triệu chứng lâm sàng Stroke xảy ra khi mạch máu bị vỡ khiến máu chảy vào mô não, não thất… hoặc mạch máu bị tắc nghẽn khiến dòng máu bị chặn lại gây thiếu máu lên não hoặc nhồi máu não. Điều này hoàn toàn khác với động kinh do một rối loạn của hệ thần kinh trung ương, trong đó hoạt động của não bị thay đổi gây ra hiện tượng co giật hoặc mất đi ý thức trong thời gian ngắn…
Hướng dẫn sơ cứu đúng cách cho khi xảy ra hiện tượng đột quỵ
3. Cách nhận biết chính xác dấu hiệu báo cơn đột quỵ
F.A.S.T là các từ viết tắt giúp ghi nhớ các dấu hiệu báo trước của các cơn đột quỵ. Cụ thể;
- Face - Khuôn mặt: méo mặt, cười bị méo miệng là một trong các dấu hiệu dễ nhận biết của đột quỵ ở nữ và nam.
- Arms - Tay: Các dấu hiệu sớm của đột quỵ ở tay như tê một bên tay sau đó tiến triển thành liệt, độ chính xác của tay kém. Không nhấc được chân, không điều khiển được chân
- Speech - Lời nói: dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ và lớn tuổi qua lời nói là giọng nói bị đớt
- Time - Thời gian: người nhà cần đưa người bệnh đến bệnh viện, phòng khám khi thấy các triệu chứng trên.
Làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ? Không phải sơ cứu bằng kim, cách xử lý ngay khi phát hiện đột quỵ cần lập tức gọi điện xe cấp cứu đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất đồng thời thực hiện sơ cứu cho người bệnh đúng cách.
Điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não là cần được đánh giá và điều trị càng sớm càng tốt. Đặc biệt là trong 1-2 tiếng đầu tiên khi bắt đầu bị đột quỵ. Việc thực hiện sơ cứu đột quỵ bằng kim là sai và không có tác dụng trong việc điều trị bệnh đột quỵ,
Trên đây là các thông tin chính xác cách sơ cứu đột quỵ bằng kim dưới góc nhìn Y Khoa. Việc phát hiện sớm và sơ cứu đột quỵ đúng cách tại nhà góp phần quan trọng giúp cứu sống người bệnh. Ngoài ra, việc tầm soát bệnh đột quỵ sớm sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ đáng kể.