Theo Bộ Y tế, khi mắc COVID-19, F0 có thể gặp phải các tình trạng như sợ hãi và lo lắng về sức khỏe; Các bệnh mạn tính, tâm thần trầm trọng hơn… Do đó, y bác sĩ của trạm y tế lưu động cần hướng dẫn F0 rèn luyện sức khỏe, ứng phó với căng thẳng tinh thần.
Y bác sĩ của trạm y tế lưu động phải đến nhà F0 để hỗ trợ trực tiếp trong các trường hợp nào?
Theo số tay hướng dẫn các nhiệm vụ của trạm y tế lưu động do Bộ Y tế vừa ban hành, trạm y tế lưu động chịu trách nhiệm theo dõi sức khỏe của tất cả các trường hợp mắc COVID-19 (F0) trong danh sách hoặc khu vực được giao.
Tùy số lượng F0 và nguồn nhân lực, trạm y tế lưu động tập trung ưu tiên khám, chữa bệnh, theo dõi sức khỏe tại nhà cho các trường hợp F0 có dấu hiệu bệnh, có hiểu hiện hoặc có nguy cơ bệnh diễn biến nặng hơn.
Theo yêu cầu của Bộ Y tế, y bác sĩ của trạm y tế lưu động phải đến nhà F0 để hỗ trợ trực tiếp, trong các trường hợp: F0 có tình trạng cấp cứu cần xác định mức độ để có hướng xử trí phù hợp; Không nhận được báo cáo về tình trạng sức khoẻ của F0 và không liên lạc được với F0 hoặc người chăm sóc.
F0 cần rèn luyện sức khỏe, ứng phó với căng thẳng tinh thần
Theo Bộ Y tế, khi một người mắc COVID-19 (F0), các thành viên trong gia đình có thể thấy lo âu, căng thẳng.
Về phía F0 có thể gặp các tình trạng căng thẳng tinh thần như:
+ Sợ hãi và lo lắng về sức khỏe của bản thân và người thân.
+ Thay đổi thói quen ngủ, khó ngủ hoặc khó tập trung.
+ Ăn uống kém, chán ăn.
+ Các bệnh mạn tính trầm trọng hơn như bệnh dạ dày, tim mạch…
+ Các bệnh tâm thần có thể trầm trọng hơn.
+ Uống rượu, hút thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc khác nhiều hơn.
Do đó, y bác sĩ của trạm y tế lưu động cần hướng dẫn F0 rèn luyện sức khỏe, ứng phó với căng thẳng tinh thần.