Dominic King, nhà đồng sáng lập DeepMind, cho biết: "Chúng tôi rất phấn khích về tiềm năng sử dụng AI để hỗ trợ các bác sĩ lâm sàng chuyển việc chăm sóc sức khỏe sang thành chủ động và phòng ngừa".
Mỗi năm, khoảng 2 triệu người trên toàn cầu qua đời vì chấn thương thận cấp tính, theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Y khoa Pittsburgh. Tình trạng này liên quan đến một đợt suy thận hoặc tổn thương thận nghiêm trọng, có thể khá khó để các bác sĩ chẩn đoán vì triệu chứng của nó không rõ ràng và xuất hiện tức thời. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc chẩn đoán sớm sẽ làm giảm khả năng tổn thương nặng hoặc tử vong. Vào năm 2014, Google mua lại DeepMind với giá 500 triệu USD khi đặt mục tiêu mở rộng vào mảng AI và đưa nhiều chuyên gia đầu ngành vào giải quyết không ít khó khăn liên quan đến công nghệ máy học (machine learning). Khi Alphabet, công ty mẹ của Google, và nhiều đơn vị khác của hãng bước vào mảng y tế trong vài năm qua, phần lớn trọng tâm hướng về việc sử dụng công nghệ mới để chẩn đoán kết quả sức khỏe nghiêm trọng trước khi chúng xảy ra.
Được biết, các dự án y tế của DeepMind sẽ sớm nhập vào GoogleHealth. Hiện các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu cách dùng AI trong việc chẩn đoán ung thư, dự đoán kết quả tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, ngăn ngừa mù lòa và nhiều ứng dụng khác.
Theo nghiên cứu về chấn thương thận đến từ hai nghiên cứu chung với Hội Cựu chiến binh Mỹ và Bệnh viện Royal Free Hospital ở London (Anh). DeepMind cho biết họ phân tích dữ liệu được lưu trữ điện tử từ hơn 100 bệnh viện cho cựu binh, xem xét thông tin của hàng trăm ngàn bệnh nhân. Các thông tin như tên và số an sinh xã hội được tách khỏi dữ liệu.
Theo báo thanhnien