1. Lý do tắm đêm đột quỵ?
Theo Sở Y Tế Nam Định, thực chất tắm đêm không phải nguyên nhân gây đột quỵ và đó chỉ là một yếu tố thúc đẩy quá trình phát bệnh tai biến mạch máu não. Nhiều người hiểu đột quỵ vì tắm đêm do nguyên nhân chủ yếu là vì trong người bệnh đã tồn tại sẵn một trong những bệnh lý như: cao huyết áp, các bệnh tim mạch, tiểu đường, thiếu máu, mỡ máu cao… Việc tắm đêm dẫn tới sự thay đổi trong tuần hoàn máu làm các bệnh nền có sẵn trở nên dữ dội hơn gây đột quỵ.
Lý giải cụ thể vì sao tắm đêm đột quỵ? Theo các bác sĩ, quá trình kích thích thúc đẩy gây phát bệnh đột quỵ do tắm đêm được thông qua một số hoạt động:
+ Đại tiểu tiện trước khi tắm:
Đây là thói quen thường thấy ở hầu hết mọi người. Việc này làm tăng áp lực lên ổ bụng, đồng thời kích thích dây thần kinh phế vị và tăng áp lực lên động mạch. Các tác động này góp phần làm hệ tuần hoàn máu trở nên căng thẳng hơn bình thường.
+ Tắm đêm, tối muộn hoặc tắm vào sáng sớm
Các chuyên gia Y Tế cảnh báo, người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cần hạn chế tắm đêm hoặc sáng sớm. Đây là hai thời điểm nhiệt độ giảm xuống thấp, huyết áp tăng cao. Khi tắm, huyết áp sẽ bị thay đổi đột ngột, đặc biệt tại phần đầu gây ra các áp lực làm vỡ động mạch hoặc mao mạch gây ra đột quỵ chảy máu não. Bởi vậy, cần chú ý thời điểm tắm thích hợp, khi tắm làm ướt từ chân tới đầu với thao tác nhẹ nhàng để cơ thể có thể quen dần với nhiệt độ của nước.
+ Tắm nước lạnh vào mùa hè
Mùa hè tắm nước lạnh chắc chắn là biện pháp giải nhiệt làm thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc tắm nước quá lạnh sẽ khiến nhiệt độ cơ thể giảm đi làm co động mạch, cản trở lượng lưu thông máu lên não và tim. Bên cạnh đó, việc tắm nước lạnh cũng làm tăng đột ngột sự căng thẳng lên hệ thần kinh và trở thành nguyên nhân gây tai biến.
Trong một nghiên cứu trên tạp chí dịch tễ học lâm sàng cho biết: Nhiệt độ giảm 5% có liên quan đến việc tăng 7% tỷ lệ người nhập viện vì đột quỵ. Các tác giả của nghiên cứu cho biết, đột quỵ tăng cao do thay đổi huyết áp, thanh phần lipid và đông máu cho mùa đông. Khi tắm lạnh vào ban đêm dẫn đến nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ gián tiếp thúc đẩy phát các căn bệnh nguy hiểm như: Tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, đái tháo đường và dẫn tới đột quỵ.
Nguy hiểm đột quỵ do tắm đêm bị nhiều người bỏ qua
2. Cách xử trí đột quỵ do tắm đêm
Triệu chứng đột quỵ do tắm đêm: chóng mặt, buồn nôn, vùng đầu tê buốt, cơ thể mất sức đột ngột, tê một nửa khuôn mặt hoặc cả khuôn mặt, hai tay không thể nâng qua đầu…
Với những triệu chứng đột quỵ nhẹ, cần nhanh chóng đo huyết áp để xác định chính xác nguyên nhân do tăng hay giảm huyết áp. Đồng thời thông báo cho người thân gần nhất và mặc quần áo giữ ấm cơ thể.
Dấu hiệu đột quỵ nặng, người bệnh rơi vào mất y thức, ngay khi phát hiện cần thực hiện sơ cứu đột quỵ tại nhà kịp thời và gọi cho cơ sở y tế gần nhất nếu không sẽ để lại các di chứng hậu đột quỵ vô cùng nghiêm trọng.
Hướng dẫn cách xử trí đột quỵ do tắm đêm
3. Cách phòng chống nguy cơ đột quỵ vì tắm đêm
Dù cơ thể bạn có các bệnh nền hay đang khỏe mạnh thì việc tắm đêm cũng mang tới những nguy hiểm tiềm ẩn. Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo:
+ Tạo thói quen tắm sớm trước 22h. Sau khi tắm cần lau khô người và sấy khô tóc trước khi ngủ để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh.
+ Không tắm ngay sau khi ăn quá no hoặc quá đói.
+ Không đột ngột dội thẳng nước lên người (đặc biệt là nước lạnh)
+ Khi tắm nên dội nước từ chân và tiến dần lên đầu để cơ thể quen dần với nhiệt độ
+ Phòng tắm cần kín đáo, không để gió bị lùa
+ Người có các bệnh nền như các bệnh về tim mạch, bệnh về huyết áp, bệnh mãn tính… tránh các hoạt động gây thay đổi nhiệt độ đột ngột như tắm đêm, tắm sáng sớm, mới vận động xong tắm nước lạnh… Đây là nguyên nhân gián tiếp gây đột quỵ não, đột quỵ tim.