Với việc giới thiệu Clarius, thiết bị siêu âm cầm tay mới của hãng cùng tên, giấc mơ tự mình có thể tiến hành siêu âm mà không cần đến bệnh viện đã trở thành hiện thực. Clarius sẽ kết nối với smartphone qua wifi để tận dụng màn hình đó thành màn hình hiển thị kết quả siêu âm. Cách sử dụng cũng giống như bạn kết nối với ống kính chụp hình kiểu như Sony QX100, giơ "ống kính" lên và chụp, chỉ khác là QX100 cho ra ảnh, còn với Clarius, đó là hình siêu âm phần cơ thể bạn muốn kiểm tra.
Với sự nhỏ gọn và cơ động của các thiết bị di dộng nói trên, giờ ta có thể tiến hành xét nghiệm tại bất cứ đâu và trong tương lai gần việc siêu âm cũng sẽ dễ dàng với các bác sỹ như việc họ đeo tai nghe đi khám bệnh vậy.
Ngoài ra có một vài ứng dụng chuyên biệt về siêu âm mà thường thì ta sẽ không “được” sử dụng như nếu chỉ khám tổng quát thông thường như bộ sản phẩm thiết bị và ứng dụng của Bindex dùng trong tầm soát loãng xương hay Uscan của Signostics để chuẩn đoán hình ảnh của bàng quang. Cả hai đều giúp các bác sỹ rút ngắn thời gian khám bệnh rất nhiều bởi ngoài việc siêu âm chúng còn hỗ trợ tính toán song song trong lúc xét nghiệm và đưa ra kết quả chuẩn đoán hoàn toàn tự động.
Đi tắt đón đầu xu thế mới còn phải kế đến hệ thống thực tại ảo của Victor Skobov, hệ thống giúp ta có thể nhìn các bộ phận được siêu âm một cách trực quan hơn và riêng tư hơn là theo cách siêu âm thông thường, tuy còn trong giai đoạn thử nghiệm nhưng với việc áp dụng thực tại ảo, ta có thể thấy một tương lai đầy hấp dẫn nếu hệ thống này được phát triển thành công.
Sưu tầm