Paracetamol là loại thuốc giảm đau, hạ sốt “quốc dân” nhà nhà đều có. Mặc dù phổ biến rộng rãi là thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cách sử dụng loại thuốc này. Đây là một hoạt chất có công dụng hỗ trợ hạ sốt nhanh và giúp giảm đau rất tốt cho đa chấn thương. Với công dụng giảm đau hiệu quả, loại thuốc này được thay thế cho Aspirin, tuy nhiên không có khả năng kháng viêm mạnh như Aspirin.
Paracetamol thường được chỉ định để chữa trị các bệnh thường gặp như đau nhức đầu, cơ, răng… và hạ sốt. Với ưu điểm không có tác dụng phụ hoặc có rất ít, chính vì vậy paracetamol không gây ảnh hưởng đến tim, dạ dày hay hệ hô hấp, không gây mất cân bằng giữa axit và bazo trong cơ thể. Thuốc sẽ phát huy tác dụng sau khi người bệnh uống khoảng 30 - 60 phút và được duy trì trong khoảng 4-6 tiếng. Hàm lượng được chỉ định cho người lớn là 500mg.
Các dạng bào chế của Paracetamol
Hiện nay, trên thị trường đang được lưu hành thuốc paracetamol dưới 3 dạng là dạng uống, viên đặt và tiêm tĩnh mạch.
- Dạng uống có các hình thức sau đây:
+ Viên sủi có hàm lượng 500mg, gồm có Efferalgan và Panadol sủi;
+ Viên nén Panadol hàm lượng 500mg;
+ Siro uống có hàm lượng 160 mg/5ml (118ml), thường được khuyên dùng cho trẻ em;
+ Dạng bột hàm lượng Efferalgan 80mg, Efferalgan Hapacol 150 mg và Efferalgan 250 mg.
- Dạng viên đặt có hàm lượng 80mg, 150mg, 300mg, thường chỉ định dùng cho trẻ em và tùy vào trọng lượng khác nhau của trẻ để sử dụng hàm lượng phù hợp.
- Dạng tiêm tĩnh mạch có hàm lượng là 10mg/ml. Những trường hợp được chỉ định sử dụng dạng này cần có sự theo dõi của bác sĩ.
Chỉ định và chống chỉ định khi dùng thuốc?
Thông thường các trường hợp được chỉ định dùng paracetamol như đau và sốt từ nhẹ đến vừa bao gồm đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau răng và hạ sốt... Một số trường hợp viêm khớp nhẹ cũng có thể sử dụng paracetamol hỗ trợ giảm đau, tuy nhiên thuốc sẽ không hiệu quả với trường hợp viêm khớp nặng.
Mặc dù là một loại thuốc không có hoặc có rất ít tác dụng phụ nhưng paracetamol vẫn được chống chỉ định cho 1 số trường hợp sau đây: Những người mẫn cảm, dị ứng với paracetamol, người có tiền sử mắc các bệnh về gan, người thường xuyên lạm dụng bia rượu và các chất kích thích.
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định thuốc gây tác dụng phụ cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, tuy nhiên nếu cần phải sử dụng người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cần lưu ý gì khi sử dụng paracetamol an toàn
Để sử dụng paracetamol an toàn, người bệnh cần:
- Tuân thủ đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm hoặc hướng dẫn của bác sĩ.
- Dùng đúng liều lượng quy định và đúng đối tượng. Đối với người trưởng thành, liều dùng không quá 4000mg/ngày và 1000mg/liều. Không tự ý sử dụng paracetamol cho trẻ em dưới 2 tuổi và cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng đúng cách để thuốc phát huy công dụng như: nhai kỹ thuốc rồi mới nuốt đối với thuốc dạng nhai, đặt dưới lưỡi để thuốc tự tan đối với thuốc dạng viên ngậm, sử dụng dụng cụ đo khi lấy thuốc trước khi uống đối với thuốc dạng lỏng. Tuyệt đối không dùng thuốc đặt để uống.
- Không sử dụng rượu bia sau khi uống thuốc.
- Paracetamol là loại biệt dược có trong nhiều loại thuốc, vì vậy người bệnh không được tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Việc dùng quá liều hoặc tự ý kết hợp có thể gây ngộ độc gan.
- Trong trường hợp sau khi sử dụng thuốc nhưng không thấy bệnh thuyên giảm, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cách xử lý trong trường hợp bị ngộ độc paracetamol
Khi bị ngộ độc paracetamol, trước tiền cần xác định được nguyên nhân gây ra ngộ độc, thông thường, các trường hợp ngộ độc thường gặp như:
- Khoảng cách giữa các lần sử dụng quá ngắn khiến cơ thể nạp paracetamol quá liều;
- Sử dụng trong thời gian quá dài và liên tục;
- Uống đồng thời nhiều loại thuốc giảm đau có thành phần Paracetamol.
Khi phát hiện người bệnh có dấu hiệu ngộ độc paracetamol, cần liên hệ ngay cơ sở y tế để được can thiệp những biện pháp giải độc kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là gan. Trường hợp ngộ độc nặng có thể gây hoại tử gan và tử vong.