Xơ gan là một bệnh lý mà các tế bào gan được thay thế bởi các mô sẹo gây tổn thương gan. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sơ gan và căn bệnh này thường có nhiều giai đoạn, phát triển trong nhiều năm. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến xơ gan? Tại sao sơ gan lại khiến người bệnh có nguy cơ mắc ung thư gan?
1. Xơ gan là gì?
Gan là một trong những bộ phận giữ nhiều chức năng đặc biệt như hỗ trợ tiêu hóa, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể và chuyển hóa năng lượng. Đồng thời, gan cũng là cơ quan duy nhất có khả năng tái tạo và phục hồi ngay trong chính cơ thể của chúng ta. Khi cơ thể bị tấn công bởi các tổn thương cấp tính hoặc do 1 bệnh lý nào đó, gan sẽ chuyển hóa và tái tạo lại những tổn thương đó trên cơ thể chúng ta.
Các tế bào nhu mô Parenchymal (chiếm 80% thể tích gan) và tế bào Kupffer đóng vai trò chuyển hóa và tiêu hủy vi khuẩn, độc tố và các chất thải do cơ thể đào thải ra. Gan cũng là bộ phận có hệ thống mạch máu lớn nhất cơ thể với 25% lượng máu từ tim và 75% lưọng máu từ cơ quan tiêu hóa đi qua gan.
Vì đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và đào thải cho cơ thể nên gan cũng là một trong những cơ quan dễ bị nhiễm bệnh. Số người bệnh mắc các bệnh lý về gan mật thường chiếm tỷ lệ cao hàng năm.
Khi mắc bệnh xơ gan, các mô sẹo sẽ thay thế các nhu mô gan, ngăn cản máu đến gan làm giảm chức năng của gan. Xơ gian thường không có các biểu hiện cụ thể, chỉ khi bệnh trở nặng và nghiêm trọng, bệnh nhân mới chú ý đi khám và làm các xét nghiệm. Những tổn thương do mắc xơ gan rất khó hồi phục và quá trình điều trị cũng cần tùy thuộc vào từng thể trạng của mỗi bệnh nhân.
2. Nguyên nhân của bệnh xơ gan?
Có rất nhiều nguyên nhân gây xơ gan, một số trường hợp không xác định được nguyên nhân và dưới đây là những nguyên nhân thường thấy ở các bệnh nhân mắc xơ gan:
- Do sử dụng rượu bia và các loại đồ uống có cồn với tần suất quá nhiều: Tỷ lệ bệnh nhân mắc xơ gan do sử dụng rượu bia cao nhất trong các trường hợp sơ gan. Gan bị ngấm quá nhiều các chất có hại từ rượu và trải qua các quá trình chuyển hóa, người bệnh mắc xơ gan một cách âm thầm;
- Do gan bị nhiễm khuẩn như viêm gan B, C, D hay nhiễm Brucellose, Echinococcus, Schistosomiasis, Toxoplasmosis);
- Do bệnh lý di truyền như các bệnh về máu, bệnh Wilson, thiếu antitrypsin, porphyrin niệu, tăng galactose máu, bệnh Gaucher, fructose niệu);
- Rối loạn hệ miễn dịch như xơ gan mật nguyên phát và viêm gan tự miễn;
- Do các bệnh lý khác như xơ gan mật thứ phát do tắc nghẽn đường mật, hội chứng Budd-chiari, các bệnh về tim;
- Do nhiễm ký sinh trùng như sốt rét và sán lá gan gây tổn thương gan và dẫn đến quá trình xơ gan;
- Một số trường hợp bị xơ ga không rõ nguyên nhân.
Đóng vai trò là một bộ phận có chức năng tái tạo và phục hồi, chính vì vậy gan có khả năng thay thế rất tốt. Khi gan có dấu hiệu bị xơ, chai cứng, những phần còn khỏe mạnh của gan sẽ tiếp tục làm việc và chỉ khi người bệnh cảm thấy cơ thể có sự thay đổi trong quá trình chuyển hóa và đào thải, thì mới là lúc gan phát ra biểu hiện mắc bệnh xơ gan rõ ràng. Xơ gan không chỉ gây suy giảm chức năng gan mà còn kéo theo những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh như: giãn tĩnh mạch thực quản, hôn mê gan, nhiễm trùng nước trong ổ bụng, ung thư gan…
3. Các giai đoạn của bệnh xơ gan
- Giai đoạn 1: Các tế bào gan hình thành sự xơ hóa sau khi trải qua quá trình bị tổn thương và bị viêm. Đây là giai đoạn không có dấu hiệu lâm sàng hoặc có nhưng không rõ ràng ngoại trừ các biểu hiện như mệt mỏi, chán ăn. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn này thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ rất cao.
- Giai đoạn 2: Các mô xơ hóa xuất hiện nhiều và xâm lấn dần diện tích ở gan, gây nên những áp lực ở tĩnh mạch cửa.
- Giai đoạn 3: Các mô xơ hóa xuất hiện nhiều hơn và xuất hiện tình trạng cổ trướng do dịch trong ổ bụng và tuần hoàn bàng hệ. Giai đoạn này người bệnh có dấu hiệu rõ rệt như: ăn không ngon, sụt cân, mệt mỏi, da và mắt bị vàng, thiếu máu nghiêm trọng, phù chi, ngứa dưới da, chỉ số đường huyết thất thường. Nếu như phát hiện bệnh ở giai đoạn này, bệnh nhân chỉ có thể điều trị chứ không thể khỏi hoàn toàn vì gan không còn khả năng phục hồi. Thường các bác sĩ sẽ đề xuất phẫu thuật ghép gan để gan tiếp tục làm tốt nhiệm vụ của mình.
- Giai đoạn 4: Gan bị xơ hóa hoàn toàn và mất toàn bộ các chức năng vốn có. Bên cạnh những dấu hiệu đã có ở giai đoạn 3, bệnh nhân xơ gan ở giai đoạn 4 sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như buồn ngủ, bàn tay son, sốt, suy thận và xuất huyết tiêu hóa. Giai đoạn 4 của xơ gan hay còn gọi là giai đoạn cuối, bệnh nhân vẫn có thể ghép gan để chữa khỏi, tuy nhiên tỷ lệ thành công sẽ tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân.
Bênh nhân xơ gan cần thực hiện chế độ ăn riêng, dễ tiêu hóa do lúc này chức năng tổng hợp protein của cơ thể bị suy giảm, hạn chế muối và nên ăn nhạt để tránh tình trạng khó tiêu, giữ nước. Một số trường hợp phát hiện xơ gan giai đoạn 3 và 4 sẽ có tình trạng phù tay chân, nên nằm kê cao chân, đến các cơ sở y tế để rút nước trong ổ bụng theo sự chỉ định của bác sĩ.