Theo bản đồ của Đại học Yale được tạp chí Forbes Việt Nam chỉ dẫn cho thấy miền Bắc của Việt Nam là khu vực bị ô nhiễm không khí nặng nhất cả nước, trong đó, nặng hơn cả là Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.
Tại Việt Nam hiện nay, phổ biến nhất là ô nhiễm khói bụi, sau đó là ô nhiễm CO2 và một số loại khí khác như SO2, NOx... Hai tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí là khí thải từ các phương tiện giao thông và hoạt động sản xuất công nghiệp. Theo một số nghiên cứu, 70% lượng khí thải là do các phương tiện giao thông cơ giới gây nên. Lượng khí thải lớn như vậy đến từ 43 triệu xe máy và 2 triệu ô tô đang lưu hành trên đường phố Việt Nam mỗi ngày. Số lượng ô tô và xe máy gia tăng mạnh tại Việt Nam. Ở thời điểm năm 2000, Việt Nam mới có khoảng 7 triệu xe máy và 300 ngàn ô tô. Như vậy chỉ trong 16 năm, số lượng xe máy và ô tô tại Việt Nam đã tăng gấp 6 lần.
Việt Nam tiêu thụ khoảng 7,5 triệu tấn xăng dầu vào năm 200 thì đến năm 2015 con số này đã vọt lên 17,5 triệu, trong đó phần lớn là phục vụ cho giao thông vận tải. Ô nhiễm không khí do phương tiện cơ giới gây ra nhiều khả năng sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa trong những năm tới bởi các phương tiện giao thông cá nhân sẽ tiếp tục tăng vọt.
Rất nhiều người thắc mắc tại sao các tỉnh phía Bắc ít dân cư, xí nghiệp... nhưng mức độ ô nhiễm lại cao hơn trong khi các tỉnh thành phía Nam có nhiều nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất hơn. Để trả lời cho câu hỏi này, GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam cũng cho biết, Đại học Yale đã đánh giá mức độ nhiễm theo quy định của Mỹ - nếu một trong những chất cơ bản bị ô nhiễm thì họ sẽ đánh giá chung là không khí bị ô nhiễm. Còn ở Việt Nam và một số nước khác, việc đánh giá mức độ ô nhiễm trước hết phải đánh giá chung từ mức độ ô nhiễm các chất đó cộng lại. Việt Nam chưa bị ô nhiễm trầm trọng nhưng ô nhiễm bụi như ở Hà Nội và một số tỉnh khác của nước ta bị rất nặng, lý do nữa, điều kiện khí hậu ở miền Nam như TP. HCM mỗi ngày một trận mưa thì như thế mưa xuống sẽ làm sạch bụi và không khí. Bản đồ của Đại học Yale là đánh giá ô nhiễm bụi".
GS Đăng cũng chỉ ra rằng, Hà Nội được liệt vào danh sách 10 thành phố ô nhiễm bụi nhất thế giới, những hạt bụi ô nhiễm này có thể là khói, bụi bẩn, nấm mốc hoặc phấn hoa, được tổng hợp từ những kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ độc hại. Đây được coi là những mối nguy hiểm lớn cho cơ thể con người nếu bị "tích lũy" trong hệ thống hô hấp.
Các triệu chứng bệnh có thể dễ dàng thấy được như kích ứng mắt, mũi, họng, có thể gây viêm phế quản hoặc viêm phổi, một số người có thể bị đau đầu, buồn nôn, dị ứng. Đối với người vốn đã có tiền sử bệnh tim phổi, bụi sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn, tăng khả năng tử vong. Nếu tiếp xúc với bụi trong thời gian dài, các biến chứng sẽ rất khủng khiếp, như bệnh hô hấp mãn tính, ung thư phổi, bệnh tim, thậm chí tác động xấu đến não, dây thần kinh, gan và thận.
~~ Sưu tầm~~