Theo BHXH Việt Nam: chỉ 6 tháng đầu năm, 37 tỉnh đã bội chi hơn 3.400 tỷ cho BHYT. Dấu hiệu tăng này có phần bất thường. Lý giải nguyên nhân bội chi là do;
Thứ 1: Chi phí bình quân của các nhóm đối tượng tăng, cứ phát triển thêm đối tượng mới thì sẽ tăng chi phí.
Thứ 2: Do điều chỉnh giá dịch vụ y tế đã chuẩn bị 16.000 tỷ để bù đắp chi phí.
Thứ 3: Do thông tuyến huyện tăng 48% số lượt KCB, do lạm dụng thuốc, làm dụng xét nghiệm, có những người đi khám tới 27 lần/tháng. Có nhiều trường hợp mẹ đem con đi khám tới 6 lần/1 ngày, cùng 1 loại bệnh và cùng một đơn thuốc. Dự báo từ nay đến hết năm, số tỉnh thành phố bội chi BHYT sẽ còn tăng trung bình hàng trăm tỷ đồng mỗi địa phương.
Tại hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về BHXH, BHYT ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho biết: tình trạng trục lợi quỹ BHYT gia tăng dưới nhiều hình thức khác nhau như tặng quà khuyến mại, tặng tiền vé xe ô tô đưa đón đến khám, chữa bệnh, chỉ định tăng số lượng xét nghiệm cận lâm sàng, chụp X quang nhất là các dịch vụ kỹ thuật cao, có chi phí lớn, những loại thuốc đắt tiền... để thu hút người bệnh đến khám, chữa bệnh...,
Bên cạnh đó còn là ý thức của người dân, đưa con đi khám lấy thuốc bảo hiểm nhiều lần, rồi lấy thuốc đó đem bán. Tuy họ thu về chỉ là vài chục ngàn đồng nhưng đối với phía BHYT mất tới vài trăm ngàn đồng.
Việc quản lý, kiểm tra, giám sát chi phí khám, chữa bệnh BHYT của cơ quan BHXH cũng gặp khó khăn, do phần mềm liên thông dữ liệu giữa cơ sở khám, chữa bệnh và cơ quan BHXH chưa hoàn thiện nên việc phát hiện và ngăn ngừa tình trạng người bệnh đến khám, chữa bệnh tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh trong ngày để lấy thuốc hoặc tình trạng chỉ định xét nghiệm, chụp X quang, cấp thuốc trùng nhau của các đợt khám, chữa bệnh chưa kịp thời.
“Tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT đang diễn ra ở nhiều nơi, mức khác nhau và ngày càng tinh vi, một số cơ sở khám, chữa bệnh đã lợi dụng những kẽ hở trong chính sách, trong đó có việc lợi dụng chính sách thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT và những chính sách khác trong khám, chữa bệnh hoặc việc cơ quan BHXH hiện nay còn thiếu nhân lực, thiếu phương tiện hữu hiệu kiểm tra, giám sát để lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT”, ông Sơn nói.
Vì vậy, theo ông Sơn, các cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm quản lý quỹ khám, chữa bệnh BHYT của số thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại đó, vì vậy nhiều cơ sở khám, chữa bệnh đã quản lý chặt chẽ việc chuyển người bệnh lên tuyến trên (trừ trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn) đối với người bệnh có thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh tại đó và thường dễ dãi trong việc chuyển tuyến đối với người bệnh có thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh khác.
Theo thông tin từ các cơ sở khám, chữa bệnh, sau khi thông tuyến bảo hiểm y tế, thách thức đặt ra là làm thế nào tránh được tình trạng lạm dụng khám, nhận thuốc BHYT. Một ngày, một người bệnh khám nhiều nơi, không chỉ hao tốn công khám, thuốc mà còn gây nguy cơ sử dụng thuốc tràn lan, vô tội vạ từ người bệnh. Phương án tối ưu nhất được đưa ra chính là sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện xuyên suốt. Một trong những tiện ích có thể thấy rõ nhất của phần mềm HIS là nó giúp cho cơ sở khám, chữa bệnh quản lý chặt chẽ bệnh nhân có BHYT. Số lần khám, thời điểm khám, số lượng thuốc cấp phát, nơi khám, chữa bệnh, tất cả đều thể hiện rõ trên hệ thống ứng dụng phần mềm này.
Minh chứng rõ nhất có thể kể đến hệ thống phần mềm cho các viện tại Sở Y tế tỉnh Nam Định. Ðược triển khai thí điểm tại Bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn - Nam Định từ năm 2009, phần mềm quản lý bệnh viện Nano Hospital của Công ty Nanosoft đã chứng tỏ tiện ích thật sự trong quản lý khám, chữa bệnh và vật tư y tế.
Ðến năm 2012, ngoài 1 đơn vị thí điểm, phần mềm quản lý của Nanosoft được Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông chấp thuận đưa vào ứng dụng rộng rãi tại Bệnh viện Đa Khoa Huyện Vụ Bản, Bệnh viện Đa Khoa Huyện Ý Yên, Bệnh viện Đa Khoa Huyện Hải Hậu, và Bệnh viện Đa Khoa Huyện Mỹ Lộc.
Tiếp đến, vào năm 2014, phần mềm quản lý bệnh viện Nano Hospital tiếp tục được đưa vào triển khai tại Bệnh viện phụ sản Nam Định và các bệnh viện tuyến Huyện còn lại của Tỉnh như: Bệnh viện Đa Khoa Huyện Giao Thủy, Bệnh viện Đa Khoa Huyện Trực Ninh, Bệnh viện Đa Khoa Huyện Nghĩa Hưng, Bệnh viện Đa Khoa Huyện Nam Trực, Bệnh viện Đa Khoa Huyện Nghĩa Bình, Bệnh viện Đa Khoa Huyện Xuân Trường. Và đặc biệt, vì những tính năng ưu việt và khả năng tùy biến theo đặc thù nghiệp vụ chuyên môn của từng bệnh viện mà phần mềm quản lý của Nanosoft phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, nhờ vậy Nanosoft đã tiến hành triển khai tại cả Bệnh viện Đa Khoa TP Nam Định và Bệnh viện tâm thần Nam Định. Sau gần 7 năm kể từ ngày phần mềm quản lý bệnh viện của Nanosoft được đưa vào sử dụng rộng rãi trong toàn tỉnh, công tác gửi báo cáo lên Sở y tế hay liên thông chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các cơ sở khám, chữa bệnh trong cùng hệ thống, hỗ trợ khả năng chia sẻ bệnh án điện tử với các bệnh viện khác trong toàn Tỉnh theo chuẩn của Bộ Y tế, từ khâu tiếp nhận khám bệnh, cấp phát thuốc, điều trị, quản lý thuốc, vật tư y tế đều trở nên minh bạch, rõ ràng, thống nhất, tiết kiệm được thời gian của nhân viên y tế và người bệnh. Dựa trên phần mềm này, lãnh đạo bệnh viện có thể kiểm tra, giám sát được nhiều hoạt động của bệnh viện, do đó hạn chế tiêu cực có thể xảy ra.
Qua đây có thể thấy rằng, muốn hạn chế tối đa những gian lận trong việc quản lý BHYT chính là áp dụng phần mềm quản lý thông suốt nhằm kiểm soát, chia sẻ dữ liệu. Có như vậy những trường hợp "khám tới 27 lần/1 tháng" mới được ngăn chặn.